Các ngôn ngữ

Trang này được tạo ra sử dụng dữ liệu Wikimapia. Wikimapia là một dự án bản đồ mở được đóng góp bởi những người tình nguyện khắp thế giới. Nó chứa đựng những thông tin về 32399764 địa điểm và liên tục được cập nhật. Tìm hiểu thêm về Wikimapia và hướng dẫn về thành phố.

Bình luận gần đây về TP Thái Bình

  • Xã Phú Xuân, khanhdu1974 đã viết 12 năm trước:
    Nguyễn Khánh Dư- KẺ BÁN GIẤC MƠ- truyện ngắn Nguyễn Văn Quy sinh ra trong 1 đêm mưa gió. Hôm thụ thai Quy, bị gẫy cả mộng giường. Nhà Quy có nhiều đời làm nghề thợ rèn. Nghe nói cụ tổ nhà Quy rèn hàng trăm, hàng nghìn đại đao, kiếm, dao cho quân Tây Sơn trong trận đánh quyết tử mùa xuân Kỉ Dậu năm 1789. Nhà Quy không khá giả như những gia đình làm nghề miến dong khác trong làng. Hai bố con Quy ngày ngày quay rèn, quai búa, liềm, xẻng, cuốc, dao các loại để mẹ Quy mang ra chợ Nhân Thinh ở đầu làng bán. Tuy thế, ông Nguyễn Rùa – bố của Quy lại quyết không truyền Quy những bí quyết nghề rèn truyền thống của gia đình. Quy chỉ làm công việc quai búa đều đều cho ông như một người làm thuê, vì theo ông, Quy tuy khỏe nhưng óc ngắn, sau này không thể nối nghề tổ tiên. Biết được điều đó, Quy tự học thêm nghề phối giống lợn làm nghề tay trái. Nói chính xác và đầy đủ hơn, đó là nghề nái lợn và thụ tinh cho lợn. Nghề này không khó, chỉ cần chịu khó, siêng năng là làm được. Công việc chính là nuôi con lợn đực làm giống, chăm sóc thật tốt và chuyên chở đi đến các nhà nào cần nhân giống sinh sản cho lợn cái. Hằng ngày, ngoài những lúc quai búa lò rèn, Quy cho chú lợn đực ăn. Nó tuy là lợn đấy, không biết nói nhưng nó biết kiếm tiền cho Quy, nhờ “của độc” giống đực của nó. Khi có gia đình nào cần thụ tinh cho lợn cái, Quy lại xua con lợn giống vào cái cũi khung sắt đóng trên 02 bánh xe ba-gác và buộc vào xe đạp kéo đi đến nhà cần lái lợn. Những lần như thế, được đồng ra đồng vào, Quy được phép tiêu pha, nay chén rượu, mai bữa thịt chó… Cuộc sống thời trai trẻ của Quy cứ thản nhiên trôi đi. Quy làm quai búa, nuôi lợn, phối giống một cách bình thường, không có gì khác lạ. Năm Quy 20 tuổi. Vào một đầu tối đầu hè… Khi trăng vừa lên cao, gió xào xạc làm đu đưa ngọn xoan đầu ngõ, Quy chợt ngửi thấy mùi khai khắm từ chuồng trâu sát bên ngoài cửa sổ bay lại. Lạ kì, nhà vẫn thế, chuồng trâu vẫn ở đó bao năm mà nay mới ngửi thấy mùi phân trâu là thế nào? Để khỏi bị tra tấn mùi xú khí, Quy đóng chặt cửa sổ, xoay giường ngang nhà, đầu hướng về gian giữa nhà – nơi có bát hương gia đình. Từ hôm đấy trở đi, Quy ngủ ngon hơn. Trong giấc ngủ, Quy rất hay mơ. Những giấc mơ rất lạ kì. Hôm đầu tiên, Quy nằm mơ thấy hắn ngồi trên chiếc máy bay bằng giấy, bay lượn khắp làng Nhân Thinh. Từ trên cao nhìn xuống, cái làng Nhân Thinh mà Quy căn cứ theo bước chân đi phối giống lợn luôn nghĩ rằng nó phải to bằng ½ đất nước thì thật ra chỉ gấp 2 lần vạt đồng ngay bên nhà hắn. Có đêm, Quy lại mơ thấy hàng trăm người gầy gò, quần áo rách rưới, mặt mũi hốc hác, đi chân đất thành từng hàng về làng hắn đòi cái gì hay xin cái gì đó. Trong âm thanh hỗn độn của giấc mơ, hắn loáng thoáng thấy hình ảnh đó chứ không nghe rõ lời nào ra lời nào… Hắn đoán rằng, đấy là đoàn người chết đói năm 1945 hoặc có thể là những người chết trong và sau cải cách ruộng đất thời bố hắn. Kinh hoàng nhất là Quy nằm mơ thấy một ông lão tay cầm ngọn đuốc cháy bừng bừng đi từ ngoài vào trong làng rồi châm lửa đốt từng nhà. Cả làng chìm trong ngọn lửa và tiếng la hét, cầu cứu khóc lóc thế mà lão già ấy cứ cười sằng sặc. Quy cố nhỏm dậy để tìm xô nước, xuống ao lấy nước dập ngọn lửa nhưng không sao nhúc nhích người được. Quy bừng tỉnh. Mở mắt ra hắn thấy mình nằm co ro trên giường… Sau mỗi ngày quai búa mệt nhọc, cứ đặt lưng xuống giường là Quy đã ngáy như sấm. Cơn mơ lại hiện về. Ngày này qua ngày khác, rồi tháng này qua tháng khác, có những cơn mơ mà Quy không nhớ nổi đầu đuôi câu chuyện, lúc đứt quãng, lúc mờ mờ, chập chờn, lúc thì lại nhớ rõ tới từng chi tiết, từng khuôn mặt người đã gặp trong mơ. Nhiều hôm, cơn ác mộng đến làm hắn không ngủ được tiếp, nửa đêm bật dậy ra ngồi bên chuồng lợn soi đèn pin canh trộm… Năm đó, ở làng Nhân Thinh, rộ lên trò chơi số đề. Ban đầu có vài người chơi, sau thì cơn say lô đề loang ra cả làng. Ngày nào cũng có tới ba, bốn chủ đề kê bàn nước ra ngồi ngay cạnh bễ rèn nhà hắn. Suốt ngày thấy ghi ghi, chép chép, rồi bàn tán, luận thơ số đề rôm rả cùng với những con bạc ham hố chơi trò này, ồn ào và đông vui hơn cả họp chợ. Trong làng có người đàn ông tên Lượn say mê xổ số, lô đề nên người ta gọi ông là Lượn xổ số. Mở mắt ra đã thấy ông Lượn đến bàn ghi lô đề. Vì ông Lượn cũng đã trúng vài lần với tổng số cũng trên chục triệu nên ai cũng coi ông Lượn là người có kinh nghiệm và đáng để tham khảo. Có lần nghe họ gặp nhau í ới: - Hôm qua ông Lượn có mơ màng gì không? Hôm nay đánh con nào? Mộng buột miệng, nói vọng ra: - Hôm qua tôi mơ thấy nhà chị Thạnh chết 15 con lợn. Người thì nói nhỏ: - Mê mẩn gì cái thằng thụ tinh lợn! Người khác cãi lại: - Bà biết gì mà nói. Đã đánh thử đâu mà biết. Cái giống chưa biết ngô khoai mà đã phủi đít như bà không bao giờ được đâu… Buổi tối hôm ấy, kết quả số đề về đúng 15. Mấy người trúng mừng xoắn xuýt. Kẻ bĩu môi coi thường Quy thì tiếc rẻ…
  • Công ty May Hưng Nhân, khanhdu1974 đã viết 12 năm trước:
    Tôi thấy Các Anh ở Công ty May Hưng nhân toàn nói phét. Quảng cáo lương trung bình là 4 triệu ,nhưng xem ra mọi công nhân đều nói rằng làm bở hơi tai từ 7h sáng đến 6h30 tối mà lương chỉ có 3 triệu . Còn Anh Hoàng Trung Hải thì Công ty còn sống ,chứ anh ấy nghỉ ,các bác hết nói phét!
  • Xã Phú Xuân, khanhdu1974 đã viết 12 năm trước:
    HỊCH GIÁO SĨ Ta cùng các ngươi Sinh ra phải ngành Sư phạm Lớn lên vướng nghiệp dạy người Trông thấy: Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước Nhật đưa robot nano vào thám hiểm lòng người Pháp [Anh] dùng công nghệ gen chế ra cừu nhân tạo… Thật khác nào: Đem cổ tích biến thành hiện thực Dùng đầu óc con người mà thay đổi thiên nhiên! Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ giận chưa thể đuổi kịp nước Nga, vượt qua nước Mỹ, mà vẫn chỉ hơn Lào, hao hao Băng la đét. Dẫu cho trăm thân này phơi trên sao Hỏa, nghìn xác này bọc trong tàu ngầm nguyên tử, ta cũng cam lòng. Các ngươi ở cùng ngµnh ta, Học vị ch­a cao, học hàm không thấp Ăn thì chọn”Sơn dê,Mạnh hoạch" Mặc thì lùa Việt Tiến, May 10 Nhà xa ta cho “ dồn tiết” Việc riêng ngươi cứ ở nhà Tạm ứng tiền mua Sh Để đi hội giảng ,chuyên đề. Vào hội häp thì cùng nhau tranh luận Lúc tiệc tùng thì cùng nhau “zô zô”. Lại còn đãi sỹ chiêu hiền Tiền dạy thêm , tiền phụ kém , tiền bồi giỏi ai cũng có phần, không nhiều thì ít. Lại còn chính sách khuyến “Cô" Hội giảng,hội khoẻ,Toán Tuổi thơ .... nhận cúp, nhận bằng còn thêm tiền thưởng. Thật là so với: Thời Tam quốc bên Tàu, Lưu Bị đãi Khổng Minh, Buổi hiện đại bên Nga, Pu tin dùng Medvedev Ta nào có kém gì? Thế mà, nay các ngươi: Nhìn học sinh chậm tiến mà không biết lo Thấy đạo đức thụt lùi mà không biết thẹn . Giáo viên giỏi ư? Biết “đóng kịch với nhau” mà chẳng chạnh lòng Lao động tiên tiến a? Nghe “mớm mồi học sinh tháng trời” sao không tự ái? Có người lấy dạy học làm vui Có kẻ lấy nhà trường làm nơi nghỉ Ham chức danh giống nghiện onine Ghét ngoại ngữ như chán chồng yếu thận Chỉ lo kiếm “điểm yếu đồng nghiệp” để nịnh bợ cấp trên Không thích chọn đề tài mà nghiên nghiên cứu cứu Đi tập huấn toàn muốn đi chơi Vào “Học tập tấm gương...” chỉ lo ngủ gật Bệnh “Đạt chuẩn Quốc gia” lây tựa vi rút compurte Dịch thành tích nhiễm như cúm gà H5N1 Học tại chức đợi thời cơ thành Hiệu phó Chính trị học sơ,trung mong có lúc đổi đời Thử hỏi học hành như thế, bằng cấp như thế, thì làm sao hiểu được chuyện na niếc na nô? Lại còn nhân cách đến vậy, đạo đức đến chi, thì có ham gì “chủ nhân tương lai đất nước?” Cho nên: “Thư viện hay” mà chẳng ai ngã nghiêng “Gương người tốt” mà không người áp dụng. Vài trăm cuốn sách quý, chữ vàng, mọt kêu trong tủ sắt Giáo cụ trực quan nhiều, chất đống ở trong kho Hội nhập chi, mà ngoại ngữ khi điếc, khi câm? Toàn cầu chi, mà Compurte tắt mở ngươi chẳng biết ! Tr­ường học thân thiện ư mà gần mặt xa lòng Giáo dục đạo đức ư? học sinh gặp không thèm chào cô giáo Đỗ tốt nghiệp 100% ở đâu, để học hết lớp 5 chưa đọc thông viết thạo Chất lượng ở đâu -trong phòng thi cô đứng nhắc bài trò Thật là: “Dân gần trăm triệu ai người lớn Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”! Nay trường ta: Đổi mới đã lâu, hội nhập đã sâu Nội lực cũng nhiều, đầu tư cũng mạnh Khu vực nông thôn giàu, trường ta càng ổn định Phụ huynh nhiều nhiệt huyết, chính quyền xã quan tâm Thách thức không ít, nhưng cơ hội là vàng! Chỉ e: Bệnh háo danh không mua nổi trí khôn Dịch thành tích chẳng làm nên thương hiệu. Giỏi mánh mung không lừa nổi kiến thức toàn cầu Tài luồn lách không địch nổi đề thi quốc tế Cặp chân dài làm nghiêng ngả bác “Mạc Kim Tôn” Phong bì mỏng cũng đảo điên tr­ường Sư pham Hỡi ôi ! “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”mà nghìn năm thầy vẫn "ở nhờ,uống chịu" Tài giỏi thông minh, mà vạn đời chưa thoát cảnh khó khăn ! Nay ta bảo thật các ngươi: Nên lấy việc đặt mồi lửa dưới giáo án làm nguy; Nên lấy điều “ đề nghị không tăng lương” làm sợ Phải xem Thầy tồi là nỗi nhục quốc gia Phải lấy Trò dốt là nỗi đau thời đại Mà lo học tập chuyên môn Mà lo luyện rèn nhân cách Giờ trên lớp kiến thức đổ như mưa Vào thư viện người đông như hội "Xếp" mẫu mực nêu gương : chuyện dạy học không phải là to "Biên chế,hợp đồng" nghiên cứu chú tâm, Ngô Bảo Châu chỉ là chuyện nhỏ . Được thế thì: Kiếm giải thưởng “Field” cũng chẳng khó gì Đoạt Nobel không là chuyện lạ Không chỉ các Thầy mở mặt mở mày, lên Lexus, xuống Rolls-Royce Mà trò ta cũng Đội tuyển,thủ khoa- vào thẳng An Ninh,Quân Sự..... Chẳng những uy danh ta được hương khói nghìn thu Mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng, Chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí, Mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm. Chẳng những tên tuổi ta không hề mai một, Mà thương hiệu các ngươi cũng sử sách lưu truyền. Trí tuệ Thái Bình thành danh, thành tiếng Quê hương 5 Tấn hóa hổ, hóa rồng Lúc bấy giờ các ngươi không muốn nhận huân chương, phỏng có được không? Nay ta chọn lọc tinh hoa bốn biển năm châu hợp thành một tuyển, gọi là "Dạy thật-Học thật-Lương tâm thật" Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này theo lời ta dạy bảo thì suốt đời là nhà giáo chính danh. Nhược bằng không tu thân tích trí, trái lời ta khuyên răn thì muôn kiếp là phường phàm phu tục tử. Vì: Thầy thiếu trách nhiệm,trò hổng kiến thức với ta là kẻ thù không đội trời chung Mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn chỉnh chu, không lo rửa nhục Giữ một danh hiệu thi đua,giữ vững sự đoàn kết trong trường, cũng làm ta quên ăn mất ngủ Mà các ngươi cứ điềm nhiên lo tranh quyền đoạt lợi, hú hí buôn dưa Chẳng khác nào quay mũi giáo mà đầu hàng, giơ tay không mà thua giặc. Nếu vậy rồi đây không biết học sinh chúng ta đi về đâu nữa, ta cùng các ngươi há còn mặt mũi nào đứng trong Ngành Giáo Dục này chăng ? Trí thức là nguyên khí quốc gia Cho nên ta mới thảo Hịch này Xa gần nghiên cứu Trên dưới đều theo! Cẩn cáo!
  • Xã Vũ Phúc,, anh duc xa que (khách) đã viết 12 năm trước:
    nho nha qua nho ong ba gia va vo con qua
  • Chợ Bo, anh duc xa que (khách) đã viết 12 năm trước:
    toi nho que toi nhieu lam ma chua co dieu kien ve
  • TP Thái Bình, Cơ khí Thái bình (khách) đã viết 12 năm trước:
    Website cơ khí Thái bình : www.cokhithaibinh.vn Địa chỉ: Thái Thụy-Thái Bình
  • Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, chien (khách) đã viết 12 năm trước:
    khong ro
  • Phường Phú Khánh, hong van (khách) đã viết 12 năm trước:
    e mong rang len xem khu cn nghiep va dc xem tung ten cty mot nam o duong nao
  • Phường Phú Khánh, huong pham (khách) đã viết 13 năm trước:
    ok ok
  • Siêu thị VictoryPlaza, Victory Plaza (khách) đã viết 13 năm trước:
    Trung Tâm Thương Mại VictoryPlaza toạ lạc tại số 392 Phố Lý Bôn - Thành Phố Thái Bình - Tỉnh Thái Bình - Kinh doanh các mặt hàng Điện tử, Điện Lạnh, Điện Gia dụng, Máy Văn Phòng, Hàng Tiêu Dùng, Hoá Mỹ Phẩm, Thực Phẩm
  • Phường Tiền Phong, quan- cao (khách) đã viết 13 năm trước:
    que hương toi dó Toi yeu no. Tron toi no that dep va thân thương
  • Trường THCS Lương Thế Vinh, pham gia phong (khách) đã viết 13 năm trước:
    pham gia phong
  • Xã Tân Bình, Mr.Vũ (khách) đã viết 14 năm trước:
    Tân Bình Vip
  • Cầu Hòa Bình, Hiệnnay31/7/07cầuđã thg (khách) đã viết 18 năm trước:
    Còn chờ ngày cắt băng khánh thành.
  • Cầu đi bộ, MiakaAsakura đã viết 18 năm trước:
    Hãy chung tay xây dựng một wikimapia hữu ích cho mỗi người và làm đẹp cho hình ảnh Tổ Quốc